Showing posts with label Học tập. Show all posts
Showing posts with label Học tập. Show all posts
Kinh nghiệm làm bài thi toeic part 1 đạt điểm tối đa

Kinh nghiệm làm bài thi toeic part 1 đạt điểm tối đa

Xác định nội dung bức tranh

Phần một sẽ kiểm tra khả năng nghe-hiểu của bạn. Phần này đòi hỏi bạn phải xác định các chi tiết về bức tranh và lắng nghe các khẳng định rồi lựa chọn khẳng định đúng miêu tả bức tranh.

Kỹ năng cần thực hiện

Để chọn được miêu tả đúng cho các bức tranh ở phần 1, bạn cần phải:
  • Thực hiên liệt kê nhanh tất cả các thông tin ở trong bức tranh như con người, đồ vật, hoạt động, trạng thái và địa điểm.
  • Nhận diện xem các khẳng định hoặc các câu trả lời đó sử dụng động từ/danh từ/ tính từ và trạng từ nào. Thông thường THERE IS/ ARE hoặc các câu mô tả hình ảnh
  • Phân biệt các miêu tả đúng và sai về bức tranh dựa trên nghĩa của từ và âm từ

Tập trung vào phát âm tiếng anh

Như đã nói ở trên, các đáp án ở phần nghe tranh sẽ là mô tả đồ vật, bối cảnh hoặc hành động của con người trong đó. Vì thế nên việc nắm được phát âm của các đồ vật hay hành động của con người là rất cần thiết.
Ví dụ như chiếc xe cút kít: wheelbarrow /ˈwiːlˌbær.əʊ/ là một từ mà không nhiều các bạn biết đến, nhưng cũng có xuất hiện trong phần nghe tranh Part 1. Vậy nên việc học các từ và phát âm là cực kỳ quan trọng quyết định chúng ta có nghe được hay không.

Cẩn thận với các âm dễ gây nhầm lẫn

Đây là một cách để bẫy thí sinh, trong bài sẽ sử dụng các từ có âm tương tự nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, ví dụ như first/fast, raise/ erase, dock/duck, filed/piled, plant/plan, track/crack/rack, rain/train/drain,v.v. Việc nắm vững phát âm của từ dùng để miêu tả bức tranh là rất quan trọng.

Xác định sự xuất hiện của người hay của đồ vật?

Trong part 1 toeic listening thường có từ 6-7 tranh có sự xuất hiện của người trong ảnh. Bạn cần quan sát kỹ hành động của người trong ảnh, liên tưởng ngay tới một động từ chỉ hành động, sau đó nghe kỹ 4 đáp án, chọn câu trả lời gần với phán đoán của bạn nhất.
Việc nắm rõ các giới từ chỉ vị trí nơi chốn là rất quan trọng, sẽ giúp cho các bạn định hình được vị trí các đồ vật hay con người trong bức tranh. Ví dụ: in, on, at, behind, beside, beneath, below, above, under, v.v. Các giới từ này tuy đơn giản nhưng nếu bạn không nhớ nó thì rất có thể bạn sẽ không nghe được tranh và mất điểm trong phần 1.
Nếu như trong bức tranh không có sự xuất hiện của con người, thì việc đầu tiên bạn cần làm khi nhìn vào bức tranh đó là xác định vị trí nơi chốn của các vật sử dụng các giới từ thích hợp.

Mẹo loại trừ các đáp án sai

Nếu như trong tranh mô tả đồ vật, không có sự xuất hiện của con người mà có những đáp án có “He, she, the man, the woman” thì đều là đáp án sai vì không nhắm vào bức tranh.
Các câu đáp án dùng các từ như everyone, everybody thì thường là đáp án sai
Các câu mô tả đồ vật, chỉ có sự xuất hiện của đồ vật mà lại có dạng bị động tiếp diễn thì khả năng sai cũng là rất cao.

Hãy tận dụng 1 phút 35 giây

Đó là khoảng thời gian cho phần hướng dẫn của New TOEIC. Trong khi nghe phần hướng dẫn, mô tả về phần thi nghe, trước khi tới câu “Now let us begin part 1 with question number 1”, hầu hết các thí sinh đạt điểm cao đều tận dụng khoảng thời gian này để đọc câu hỏi của Part 3, toeic part 4 hay làm Part 5.
Nếu như bạn bỏ phí khoảng thời gian này, thì khả năng bạn làm tốt những phần sau và được điểm cao sẽ giảm xuống đúng không nào?

Tận dụng thời gian 5 giây giữa các bức tranh

Sau khi đọc 4 đáp án của một bức tranh, sẽ là 5 giây nghĩ giữa quãng rồi tới tranh tiếp theo. Trong 5 giây này, bạn cần tận dụng quan sát kỹ bức tranh kế tiếp, phân tích và phán đoán về bối cảnh tranh, các động từ chỉ hành động/ từ chỉ đồ vật trong tranh

Đừng bận tâm tới những câu vừa chọn

Sau khi nghe xong 4 đáp án của 1 bức tranh, dù có chắc chắn hay không về câu trả lời, các bạn nên chọn dứt khoát một câu mà mình cho là đúng nhất và tập trung nghe các đáp án cho bức tranh tiếp theo.
Trên đây là một số kinh nghiệm Ms Hoa chia sẻ với mọi người.
Đề thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế Nghạch chyên viên và kiềm tra viên thuế

Đề thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành thuế Nghạch chyên viên và kiềm tra viên thuế

Câu 1: theo quy định của Luật thuế Thu nhập cá nhân, anh/chị hãy cho biết:

1. Người nộp thuế thu nhập cá nhân được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân phải thoả mãn các điều kiện?

2. Tháng 6 năm 2011, bà A nhận thừa kế từ mẹ kế một mành đất tại tinh Bình Dương. Sau khi hoàn tât các thủ tục nhận thừa kế tháng 9 năm 2012 bà A đã tặng lại một phần diện tích đất để xây nhà mẫu giáo cho trẻ em trong xã nơi bà đang sinh sông. Phân diện tích còn lại bà tặng cho con trai. Các thủ tục cho, tặng, và chuyển giao quyền sử dụng đã được hoàn tất trong năm. Anh/chị hãv giải thích đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân và đối tượng nào không phải nộp thuê thu nhập cá nhân trong tình huống trên.

Câu 2: Qua nghiên cứu Luật thuế Giá trị gia tăng, anh/chị hãy so sánh nghĩa vụ thuế giá trị gia tãng giữa đối tượnạ không chịu thuế và đôi tượng chịu thuế suất 0%? Ý nghĩa của việc áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%?

Cầu 3: Một doanh nghiệp kinh doanh thương mại trong năm 2011 có số liệu kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: (đơn vị tính: triệu đông).

1. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp: 45.000.

2. Tổng chi phí doanh nghiệp kê khai: 33.000; trong đó:

- Giá mua của hàng hoá bán ra: 20.000

- Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ: 150

- Chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiêp thị: 2.000

- Các khoản chi phí của doanh nghiệp đều có hoá đơn, chứng từ hợp pháp.

- Các khoản chi còn lại đều đủ điều kiện được trừ.

3. Thu nhập chịu thuế khác: 500; trong đó có 400 là thu nhập nhận đuợc từ hoạt động sản xuất kinh doanh ờ nước ngoài sau khi đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài với mức thuê suât 20%.   Yêu cầu: Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011. Biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%. Trong năm doanh nghiệp không được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 4: Trình bày trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật quản lý thuế?
bạn đang muốn chinh phục IELTS

bạn đang muốn chinh phục IELTS

I.  IELTS là gì?
IELTS là viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989.
Theo thống kê, có hơn 500 trung tâm tổ chức thi IELTS được thành lập tại hơn 120 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000.000 thí sinh dự thi mỗi năm. Chính vì vậy, IELTS là kì thi tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế uy tín nhất hiện này và cũng là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 6.000 trường Đại Học và các tổ chức giáo dục tại hơn 100 quốc gia (trong đó có rất nhiều trường ĐH lớn ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…) chấp nhận IELTS.
 Bài thi IELTS được chia thành 2 loại là: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):
  • Academic là loại hình dành cho ai muốn đăng kí học tại các trường đại học, học viên hoặc các chương trình đào tạo sau đại học.
  • General là loại hình dành cho ai muốn học nghề, xin việc hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Một bài thi IELTS gồm 4 phần nghe, nói, đọc, viết. Đối với 2 loại hình Academic và General sẽ thi chung 2 phần là nghe và nói trong khi phần đọc và viết sẽ có hình thức thi khác nhau tùy thuộc vào loại hình mà thí sinh dự thi. Chi tiết các kĩ năng của một bài thi như sau:
 Lưu ý: Chứng chi IELTS có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày có kết quả.
 II. Tại sao nên học IELTS?
IELTS sẽ đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của một người qua đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vì vậy khi học IELTS các bạn sẽ được rèn luyện toàn bộ tất cả các kỹ năng về tiếng Anh và còn có chứng chỉ IELTS được tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam công nhận là chứng chỉ uy tín. 
 III. Cấu trúc đề thi IELTS 
Bài thi IELTS có 4 phần Listening, Reading, Writing, Speaking. Các ứng viên thi IELTS Academic và General Training sẽ có phần writing và reading sẽ khác một chút. 
 1. Bài thi nghe (IELTS Listening)  
Bài thi Listening được chia thành 4 phần, kéo dài trong 40 phút. Thí sinh sẽ nghe tất cả các câu hỏi có độ khó tăng dần:
Phần 1: nói về các tình huống đời thường trong cuộc sống
Phần 2: nói về các tình huống hướng dẫn và giới thiệu 1 chủ đề quen thuộc
Phần 3: nói về các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 người, đây là các cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn.
Phần 4: nói về 1 bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật
Bài nghe sẽ kéo dài trong 30 phút, thí sinh có 10 phút để điền vào phiếu đáp án và phiếu trả lời.
 2. Bài thi IELTS Speaking
Tổng bài thi Speaking là khoảng 10-11 phút, trong đó sẽ được chia thành 3 phần bao gồm:
Phần 1: Trả lời một số câu hỏi chung xoay quanh về gia đình, cuộc sống, sở thích…
Phần 2: Thí sinh phải nêu ra một luận điểm về một vấn đề trong cuộc sống thông quá các yêu cầu được trình bày trong cue cards.
Phần 3: Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh về các vấn đề mà thí sinh đã trình bày trong phần 2 ở trên.
3. Bài thi IELTS Reading
Bài thi Reading diễn ra trong vòng 60 phút, thí sinh có 40 câu hỏi cần phải trả lời trong thời gian trên. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh phải đọc một đoạn văn dài khoảng 1500 từ về một vấn đề nào đó thường được trích từ một bài báo, tạp chí…  và thường là một đề tài thảo luận.
Mỗi đoạn văn sẽ được chia thành các đoạn nhỏ tương đối đều nhau. Ở phần thi này có sự khác biệt giữa 2 loại hình thi là Academic và General đó là nội dung bài đọc. Trong khi bài đọc của academic khá giống với một bài văn luận thì dạng Gereral chủ yếu lại là một đoạn văn miêu tả hội thoại cuộc sống hằng ngày ở các nước nói tiếng Anh.
4. Bài thi IELTS Writing
Tổng thời gian của bài thi Writing là 60 phút, thí sinh được chia thành 2 phần bao gồm:
Phần 1: nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn dài khoảng 150 từ mô tả và giải thích về các bảng biểu, số liệu, biểu đồ, bản đồ… mà đề bài đưa ra.
Phần 2: nhiệm vụ của thí sinh là phải viết một đoạn văn dài khoảng 250 từ để đưa ra một quản điểm, sự việc hay vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, thí sinh cần đưa ra các quan điểm cá nhân hoặc trích dẫn kèm các tình huống, ví dụ… đẻ bảo vệ các quan điểm cá nhân đó.
 Lưu ý: Thứ tự của 3 bài thi đầu tiên luôn là Listening, Reading và Writing sẽ được diễn ra và hoàn tất trong vòng một ngày thí sinh đã đăng ký thi IELTS trước đó. Phần thi Nói sẽ được diễn ra trong vòng 7 ngày trước hay sau các phần thi khác, bạn sẽ nhận được giấy thông báo lịch thi Speaking sau khi bạn đăng ký và có xác nhận tổ chức đăng ký thi.

IV. Cách tính điểm cho phần thi IELTS
Điểm của kì thi IELTS được chia theo thang điểm từ 1-9. Ứng với mỗi kĩ năng cũng được chia thành thang điểm tương tự, điểm tổng sẽ dựa vào điểm trung bình cộng của các kĩ năng trên và làm tròn về mức 0,5.
Đối với phần Listening và Reading:
Phần nghe và đọc sẽ có tất cả 40 câu, ứng với số câu đúng sẽ được chia thành các thang điểm như sau:

Đối với phần thi Speaking và Writing:
Đối với phần này, giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí chấm điểm ứng với từng kĩ năng để đưa ra mức điểm của bài thi IELTS Speaking và bài thi IELTS Writing.
V. Đánh giá khả năng tiếng Anh qua kết quả thi IELTS
IELTS không có đậu - trượt, trên phiếu kết quả (giấy chứng nhận kết quả thi IELTS) ghi các thông tin gồm điểm thành phần từng kĩ năng và điểm tổng của toàn bộ kĩ năng. Thang điểm của IELTS được ghi là từ 1-9 và được làm tròn đến 0,5. Qua kết quả của thi IELTS người ta sẽ xếp loại như sau:
0 điểm: IELTS không có 0 điểm, 0 điểm tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.
1 điểm - không biết sử dụng tiếng Anh: thí sinh không biết ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).
2 điểm - lúc được, lúc không: gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giáo tiếp thực sự trong cuộc sống ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một vài cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói - viết.
3 điểm - sử dụng tiếng Anh ở mức hạn chế: Có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.
4 điểm - hạn chế: có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp thành thạo trong các tình huống cụ thể và gặp vấn đề khi có quá trình giao tiếp phức tạp.
5 điểm - bình thường: có thể sử dụng một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.
6 điểm - khá: tuy có những chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung là sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Có thể sử dụng tốt trong các tình huống phức tạp và đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc.
7 điểm - tốt: nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi không có thực sự chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói. Nói chung là có hiểu các lí lẽ tinh vi và sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp.
8 điểm - rất tốt: hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ mắc một số lỗi như không chính xác và không phù hợp. Nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu và có thể sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
9 điểm - thông thạo: có thể sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn đầy đủ.
Sưu tầm.
Bài tập thuế thu nhập cá nhân 01

Bài tập thuế thu nhập cá nhân 01

Ông B là công dân Việt Nam làm việc trong một công ty cổ phần trong năm tính thuế có tài liệu sau:
- Tiền lương trước khi trừ bảo hiểm bắt buộc: 100 triệu đồng. Phí bảo hiểm bắt buộc ông B phải nộp đã được doanh nghiệp trừ vào lương: 6 triệu đồng.
- Tiền lương tăng thêm do làm việc ngoài giờ hành chính so với tiền lương chính: 12 triệu đồng.
- Phụ cấp trách nhiệm: 15 triệu đồng.
- Tiền bồi thường bảo hiểm thân thể nhận được từ một công ty bảo hiểm: 30 triệu đồng.
- Tiền nhuận bút do xuất bản một tập hồi ký sau khi đã khấu trừ thuế tại nhà xuất bản: 18 triệu đồng.
- Giải thưởng một cuộc thi trên truyền hình sau khi đã khấu trừ thuế: 55 triệu đồng.
- Nhận thừa kế từ mẹ kế một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng. Sau khi nhận thừa kế, ông B bán căn nhà mình cho anh ruột đang ở được 1,5 tỷ đồng. Ông không có hồ sơ xác định được giá vốn của căn nhà này.
- Ông B có nuôi 2 con đang học đại học, không có thu nhập và một ông bác ruột hết tuổi lao động không nơi nương tựa, không có thu nhập (có xác nhận chính quyền địa phương), 1 người vợ bị tàn tật và không có thu nhập.
Yêu cầu: Xác định thuế thu nhập cá nhân ông B phải nộp.
Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp 04

Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp 04

Doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong năm kê khai như sau: (ĐVt: 1.000.000 đồng)
1. Doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là 60.000 ( trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu đủ đk xuất khẩu là 15000, ts hàng xk là 5%, doanh thu hàng không chịu thuế giá trị gia tăng là 15.000, còn lại là doanh thu hàng chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Nhập khẩu nguyên liệu giá tính thuế nhập khẩu: 18.000, thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu là 50%, ts thuế giá trị gia tăng là 10%. Toàn bộ số nguyên liệu này đc dùng để sản xuất sản phẩm tiêu thụ trong kỳ; trong đó có 1/3 số nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm k chịu thuế giá trị gia tăng, 1/3 số nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm chịu thuế giá trị gia tăng, 1/3 số nguyên liệu dùng chung để sản xuất sản phẩm chịu thuế và không chịu thuế giá trị gia tăng.
3. Tổng chi phí khác (chưa kể thuế xuất khẩu và vật liệu nhập khẩu) phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ trong năm xác định là 18.540; Trong đó biết thêm một số chi tiết sau:
- Chỉ nộp phạt do nộp chậm tiền thuế 20;
- 01 chứng từ chỉ là hóa đơn thường có giá thanh toán 40, doanh nghiệp thanh toán bằng ck 60%, bằng tiền mặt 40%, giá thanh toán của hóa đơn doanh nghiệp đã tính vào CP;
- 01 chứng từ chỉ là hóa đơn giá trị gia tăng có giá thanh toán 16,5; thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%; doanh nghiệp thanh bằng tiền mặt 100%, giá thanh toán của hóa đơn doanh nghiệp đã tính vào CP;
- Các khoản chi còn lại là đủ đk đc tính vào chi phí.
4. Tài liệu có liên quan khác: Thu nhập từ liên doanh trong nước 800 đã nộp thuế ở đơn vị tổ chức liên doanh, liên doanh với nước ngoài 850 ( đã nộp thuế TN ở nước ngoài với thuế suất 15%; Vật liệu nhập khẩu đc giảm 20% thuế nhập khẩu; Lỗ kỳ trước chuyển sang đúng quy đinh 100;
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%;
- doanh nghiệp trong năm không được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế;
Yêu cầu: xác định thuế thu nhập doanh nghiệp Doanh nghiệp phải nộp trong năm?
Bài tập thuế thu nhập cá nhân 03

Bài tập thuế thu nhập cá nhân 03

Ông Nam làm việc tại công ty ABC. Số liệu về tình hình thu nhập và thuế thu nhập cá nhân của ông Nam trong năm 2016 như sau:
Tổng tiền lương trên HĐ chưa trừ bảo hiểm : 660tr trong đó phụ cấp trách nhiệm 66tr, phụ cấp độc hại 42tr.
Tiền nghỉ mát do công ty ABC chi trả 14tr
Thu nhập nhận dc do tham gia hội thảo khoa học sau khi đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 10% tại nguồn:18tr (có chứng từ theo quy định)
Theo hợp đồng lao động công ty ABC phải trả tiền thuê nhà ở cho ông Nam. số tiền mỗi tháng 12tr
Thu nhập nhận được từ hợp đồng chuyển nhượng bản quyền cải tiến kỹ thuật cho công ty ABC: 200tr
Thu lại tiết kiệm tại ngân hàng 60tr
cổ tức dc chia sau khi khấu trừ thuế 38tr
Yêu cầu:
1.XĐ số thuế thu nhập cá nhân ông Nam phải nộp năm 2016 biết Ông này đăng ký 3 người phụ thuộc 1 con 8 tuổi và 2 tuổi, mẹ đẻ ngoài tuổi lao động có thu nhập 1,5tr/tháng, tất cả đủ hồ sơ.
2.Giả sử công ty ABC không trả tiền thuê nhà cho ông Nam mà ông phải tự trả. Xác định lại số thuế thu nhập cá nhân.
Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 03

Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 03

1 DN trong năm tính thuế 2015 có tài liệu sau: 
- doanh thu chưa VAT: 2000
- chi phí: 1.500. trong đó:
+ chi phí xử lý nước thải : 100
+ chi đầu tư xây dựng nhà để kho: 300
+ chi tiền thuê địa điểm bán hàng trong 3 năm: 30
+ chi ủng hộ đoàn thanh niên của DN: 20
+ chi ủng hộ hội phụ nữ địa phương : 10
- thu nhập được chia từ hoạt động liên doanh trong nước ( chưa nộp thuế tại nơi góp vốn): 100
- thu từ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư tài khoản nợ phải trả băng ngoại tệ cuối năm tài chính 100
Biết doanh thu năm 2014 là 18ty. các khoản chi đáp ứng đủ điều kiện được trừ. 
Tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp?
Bài tập thuế TNCN và GTGT kết hợp

Bài tập thuế TNCN và GTGT kết hợp

Một cá nhân kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực SX và KD thương mại tổng hợp trong kỳ tính thuế có số liệu sau:
1. Doanh thu khoán của cơ quan thuế:
DT mua bán hàng hoá: 400tr
DT cung cấp dịch vụ: 300tr
DT sản xuất hàng hoá: 200tr
2. Trong kỳ tính thuế cá nhân kinh doanh này còn đến cơ quan thuế mua hóa đơn lẻ cung cấp cho khách hàng: Cụ thể:
DT cung cấp dịch vụ: 100tr
DT sản xuất hàng hóa: 60tr
Tính thuế GTGT và thuế TNCN mà cá nhân kinh doanh phải nộp
Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 02

Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 02

Doanh nghiệp B trong năm có số liệu sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 7.000 triệu đồng
- Thu nhập trong năm đầu từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm (có chứng nhận đăng ký và được cơ quan quản lý có thẩm quyền xác nhận): 200 triệu đồng.
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 5.000 triệu đồng, trong đó:
+ Tiền lương thực chi cho công nhân viên đến thời điểm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp: 500 triệu đồng
+ Trích sửa chữa lớn tài sản cố định 800 triệu đồng, thực tế chi 650 triệu đồng.
+ Các chi phí còn lại được coi là chi phí hợp lý.
Biết rằng Doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương và quỹ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Thuế suất thuế TNDN là 22%
Xác định số thuế TNDN phải nộp trong năm.
Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 01

Bài tập thuế thu nhập doanh nghiệp 01

Một DN nộp thuế theo PP khấu trừ trong năm tính thuế có tình hình như sau: ĐVT: Triệu đồng.
1. Doanh thu chưa gồm thuế GTGT 220.000
2. CP do DN kê khai phân bổ tương ứng với doanh thu tiêu thụ: 140.000, trong đó:
- Chi xây nhà nghỉ giữa ca cho người lao động : 600
- Tiền lương phải trả 50.000, trong đó, tiền lương đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thực tế chưa chi: 6.000
- Chi hỗ trợ học bổng cho sinh viên 1 trường đại học: 100
- Chi nghiên cứu khoa học: 500
- Các khoản chi khác được trừ theo quy định
3. Thu nhập chịu thuế khác:
- Thu lãi tiền gửi từ tài khoản ngân hàng: 120
- Thu nhập nhận được từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài 4.250 trđ. Khoản thu nhập này nhận được sau khi nộp thuế ở
nước ngoài với thuế suất 15%. Quốc gia này chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam.
YÊU CẦU: Xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, biết:
- DN chấp hành đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Hoạt động mua bán đều thanh toán qua ngân hàng. Các khoản tài trợ có đầy đủ chứng từ, hồ sơ theo quy định
- Thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, DN không đựợc ưu đãi, miễn giảm thuế.
- DN trích lập quỹ dự phòng tiền lương tối đa theo quy định. DN có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định
Hạch toán hàng hóa hết hạn dùng

Hạch toán hàng hóa hết hạn dùng

I. Theo khoản 1 điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

- Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hỏa hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hóa mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu hủy. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.

II. Hạch toán hàng hết hạn vào chi phí hợp lý:

Theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC như sau:

b. Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:

- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.

Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu."

III. Hạch toán hàng hết hạn dùng:

Theo điều 45 Thông tư 200/2014/TT-BTC và điều 36 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định về việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
- Trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Khi trích lập các bạn hạch toán:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản (2294)

- Xử lý khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi:

Nợ TK 229 ­ Dự phòng tổn thất tài sản (số được bù đắp bằng dự phòng)

Nợ TK 632 ­ Giá vốn hàng bán (nếu số tổn thất cao hơn số đã lập dự phòng)
Có TK152, 153, 155, 156.

(Tổng hợp)
Bài tập tổng hợp thuế thu nhập doanh nghiệp

Bài tập tổng hợp thuế thu nhập doanh nghiệp

ABB là công ty SX bánh kẹo số liệu báo cáo năm tính thuế 2016 như sau:
1. Doanh thu bán hàng chưa thuế GTGT: 24 000 tr
2. Tổng chi phí phân bổ cho số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ DN xác định là 21.000tr trong đó:
- Chi đầu tư xây dựng thư viện của công ty: 140tr
- Chi học phí THPT cho con người lao động là người nước ngoài theo hợp đồng lao động là 280tr.
- Chi trả lãi vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh vay của nhân viên trong công ty với lãi suất 15%/năm là 1500tr.
- Chi nộp phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 40tr
- Chi khoán phương tiện đi lại theo đơn giá quy định trong quy chế tài chính của công ty là 400tr.
- Chi trang phục cho công nhân viên bằng tiền: 350tr
- Thuế thu nhập cá nhân (Hợp đồng lao động quy định lương không bao gồm thuế TNCN): 360tr.
- Chi thuê kho hàng trả trước 4 năm: 800tr.
3. Thu nhập khác:
- Tiền hỗ trợ cải tiến công nghệ thực phẩm sạch tù sở KHCN: 420tr.
- Lãi tiền gửi thanh toán tại ngân hàng: 60tr.
- Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 80tr.
- Thu nhập từ góp vốn liên kết trong nước đã nộp thuế tại nơi góp vốn: 400tr.
- Thu nhập được chia từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài sau khi đã nộp thuế ở nước ngoài theo thuế suất 15% là 850tr (nước này chưa ký hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với VN).
- Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng BĐS: 2000tr. Tổng chi phí của hoạt động chuyển nhượng BĐS là 1.800tr.
Yêu cầu:
1. XĐ số thuế TNDN mà công ty phải nộp trong năm tính thuế 2016 biết rằng:
-Tổng doanh thu bán hàng và cung ứng dịnh vụ và doanh thu hoạt động tài chính của công ty năm 2015 là 20 tỷ.
- Các khoản chi của công ty đều có hóa đơn chứng từ hợp pháp và thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
- các khoản chi còn lại không kể trên đều được trừ
- Các cổ đông đã góp đủ vốn điều lệ
- Công ty có 50 nhân viên
- Lãi suất cơ bản do NHNN VN công bố 9%/năm.
2. Giả sử tổng chi phí của hoạt động chuyển nhượng BĐS là 2.300tr, Các điều kiện khác không đổi. Hãy xác định lại số thuế TNDN của DN này trong năm 2016
Các cách xử lý hàng hóa tồn kho "ảo" tại doanh nghiệp

Các cách xử lý hàng hóa tồn kho "ảo" tại doanh nghiệp

1. Xuất hóa đơn bán hàng cho khách lẻ không lấy hóa đơn.
Cách này khá an toàn. Tuy nhiên Doanh nghiệp chịu 10% thuế GTGT, đồng thời làm tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù thực tế trong kỳ không phát sinh, như vậy cần phải cân đối được doanh thu chi phí làm sao cho hợp lý trách phải nộp thuế TNDN.
Chứng từ bao gồm: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu xuất kho
- Hạch toán 2 bút:
Ghi nhận doanh thu : Nợ TK 111/ Có TK 511, 3331
Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632/ Có TK 156
2. Xuất hàng cho biếu tặng nhân viên
Cần lưu ý đối với trường hợp này xuất hàng cho biếu tặng nhân viên vẫn phải xuất hóa đơn. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa dịch vụ của khách hàng ( Theo hướng dẫn tại khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC). Như vậy có thể thấy xuất hàng cho biếu tặng nhân viên là một khoản chi có tích chất phúc lợi.Vì vậy nó được tính vào chi phí được trừ khi xác đinh thuế TNDN. Tuy nhiên để được tính vào chi phí hợp lý được trừ cần lưu ý : Tổng số chi có tính chất phúc lợi không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm .
- Chứng từ kèm theo : Hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách nhân viên được cho biếu tặng hàng hóa.
- Hạch toán kế toán :
+ Sản phẩm hàng hóa dùng để cho biếu tặng được chi bằng quỹ khen thưởng phúc lợi
Nợ TK 353/ Có TK 511, 3331
+ Đồng thời ghi nhận giá vốn : Nợ TK 632 /Có TK 156
3. Xuất hàng hóa trả thay lương cho người lao động
Trường hợp này cũng phải xuất hóa đơn tương tự như trường hợp hàng hóa cho biếu tặng ở trên. Tuy nhiên đối với cách làm này doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế đầu ra và thuế TNDN như bán hàng bình thường.
- Chứng từ kèm theo: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương
- Hạch toán kế toán:
Nợ TK 334/ có TK 511, 3331
Nợ TK 632/Có TK 156
4. Lập biên bản thanh lý hàng hóa do hàng hóa lâu ngày, khó bán…
Tuy nhiên cách này bạn cần ra soát lại hàng hóa nào có thời gian nhập là lâu nhất.
- Chứng từ kèm theo: Biên bản thanh lý, bảng tổng hợp hàng hóa cần thanh lý, quyết định thanh lý, hóa đơn, phiếu xuất kho.
- Hạch toán kế toán :
Nợ TK 111,112,131/ Có TK 511, 3331
Nợ TK 632/ Có TK 156
5. Đăng ký với sở công thương chương trình khuyến mại.
Mua số lượng nhiều thì được tặng….. Cách này thì đa phần các công ty bây giờ đều làm. Cần lưu ý rằng khi đã áp dụng chương trình khuyến mại bắt buộc phải đăng ký với sở công thương nếu như bạn không muốn bị tính luôn doanh thu trên phần hàng hóa dùng đê khuyến mại.
- Chứng từ kèm theo: Hợp đồng, hóa đơn phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có….
- Hạch toán kế toán:
Nợ TK 111,112,131/ Có TK 511. Có TK 3331
Nợ TK 632/ Có TK 156
Trong trường hợp này áp dụng chương trình mua số lượng nhất định sẽ được tặng thêm sản phẩm cùng loại thì giá trên hóa đơn là giá đã giảm trừ. Vì vậy ko phải thể hiện khoản chiết khấu thương mại nữa.
Hậu quả của việc hàng tồn kho ảo Khi thanh tra thuế kiểm tra:
- Truy thu thuế GTGT và thuế TNDN tương ứng với phần ảo đó
- Phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là quy vào tội trốn thuế.
Vì vậy các bạn nên lưu ý xử lý hàng tồn kho ảo trước khi cơ quan thuế kiểm tra.
(tổng hợp)
Cách xử lý đối với hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn...

Cách xử lý đối với hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn...

1. Lập hồ sơ
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2.1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/08/2015 thì hồ sơ đối với tài sản hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ được quy định như sau:
” Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).”

2. Thủ tục tiến hành
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2.1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/08/2015 qui định như sau:
“ Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.”
3. Thuế GTGT đối với hàng hóa bị thiên tai, hỏa hoạn
Theo quy định tại điều 14, khoản 1 Thông tư 219/2013/TT-BTC về nguyên tắc khấu trừ thuế đầu vào, có quy định:
” 1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Các trường hợp tổn thất không được bồi thường được khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm: thiên tai, hoả hoạn, các trường hợp tổn thất không được bảo hiểm bồi thường, hàng hoá mất phẩm chất, quá hạn sử dụng phải tiêu huỷ. Cơ sở kinh doanh phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh các trường hợp tổn thất không được bồi thường để khấu trừ thuế.”
4. Hạch toán hàng hóa bị thiên tai, hỏa hoạn
a. Xác định giá trị hàng tổn thất không được bồi thường, kế toán hạch toán :
Nợ TK 632
Có TK 156, 152
b. Khi chưa xác định đối tượng bồi thường :
Nợ TK 138 – ( Chi tiết cho tổ chức hoặc cá nhân)
Có TK 156, 152, 133
c. Trường hợp đã xác định được đối tượng bồi thường :
Nợ TK 111,112
Có TK 138 – ( Chi tiết cho tổ chức hoặc cá nhân)
Cách xử lý hàng hóa âm trên sổ sách và âm trong kho

Cách xử lý hàng hóa âm trên sổ sách và âm trong kho

1. Xử lý âm trên sổ sách
a. Có hóa đơn đầu vào
- Kiểm tra lại chứng từ sổ sách: chứng từ đầu vào, TK331... Nếu thiếu sót thì điều chỉnh bổ sung
- Ktra lại hàng tồn trong kho
Nếu có hóa đơn đầu vào nhưng hàng bị âm trên sổ sách >> Làm biên bản kiểm kê.
Nếu hàng háo thực sự âm >> Đưa vào TK 138 >> Tìm nguyên nhân và hướng xử lý tương ứng
b. Không có hóa đơn đầu vào
- Bổ sung hóa đơn: Bổ sung háo đơn GTGT, hóa đơn bán lẻ
- Làm thủ tục hàng về trước hóa đơn về sau
c. Chấp nhận bị phạt khi quyết toán
Vi phạm xuất hóa đơn khống khi không còn hàng để sử dụng

2. Xử lý hàng tồn kho bị âm trong kho
Nguyên nhân do chủ quan hoặc khách quan khi xuất hàng cho khách hàng
Cách xử lý
- Kiểm tra số liệu hàng tồn thực tế để xác định chính xác con số, mặt hàng
Cách xử lý: Xuất cho các đơn vị đang cần hóa đơn đầu vào hoặc Xuất cho khách lẻ (khách hàng không lấy hóa đơn)
Chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp - CHỈ SỐ THANH TOÁN

Chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính của doanh nghiệp - CHỈ SỐ THANH TOÁN

1. Chỉ số thanh toán hiện hành (Current Ratio)
Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn
2. Chỉ số thanh toán nhanh (Quick Ratio)
Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.
Công thức tính:
Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn
3. Chỉ số tiền mặt
Chỉ số tiền mặt cho biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác nó cho biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm bảo chi trả.
Chỉ số tiền mặt = (Tiền mặt + Chứng khoán khả mại)/ Nợ ngắn hạn
4. Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)
Các khoản phải thu ít và giới hạn vòng quay hàng tồn kho có thể làm cho thông tin nhà các chỉ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh không thật sự mang ý nghĩa như kỳ vọng của các nhà sử dụng báo cáo tài chính. Bởi vậy chỉ số dòng tiền hoạt động lúc này lại là một chỉ dẫn tốt hơn đối với khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động
Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn
5. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh. Nhưng nếu so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành mà chỉ số này vẫn quá cao thì có thể doanh nghiệp sẽ có thể bị mất khách hàng vì các khách hàng sẽ chuyển sang tiêu thụ sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cung cấp thời gian tín dụng dài hơn. Và như vậy thì doanh nghiệp chúng ta sẽ bị sụp giảm doanh số. Khi so sánh chỉ số này qua từng năm, nhận thấy sự sụt giảm thì rất có thể là doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc thu nợ từ khách hàng và cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh số đã vượt quá mức.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh số thuần hàng năm/ Các khoản phải thu trung bình
Trong đó: Các khoản phải thu trung bình = (Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và các khoản phải thu năm nay)/2
6. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
Cũng tương tự như vòng quay các khoản phải thu, có điều chỉ số này cho chúng ta biết về số ngày trung bình mà doanh nghiệp thu được tiền của khách hàng
Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay các khoản phải thu
7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho hiệu quả như thế nào. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều trong doanh nghiệp. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu nhìn thấy trong báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho có giá trị giảm qua các năm. Tuy nhiên chỉ số này quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy chỉ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình
Trong đó: Hàng tồn kho trung bình = (Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước + hàng tồn kho năm nay)/2
8. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
Tương tự như vòng quay hàng tồn kho có điều chỉ số này quan tâm đến số ngày.
Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365/ Vòng quay hàng tồn kho
9. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả:
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp đã sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng thường niên/ Phải trả bình quân
Trong đó:
Doanh số mua hàng thường niên = Giá vốn hàng bán+hàng tồn kho cuối kỳ - Hàng tồn kho đầu kỳ
Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + phải trả năm nay)/2
10. Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả (Account Payable Turnover Ratio)
Số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả = 365/ Vòng quay các khoản phải trả
Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG TIỀM NĂNG

Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ TĂNG TRƯỞNG TIỀM NĂNG

Chỉ số tăng trưởng
G = RR x ROE
Trong đó:
RR = Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 1 - (Cổ tức/ Tổng thu nhập ròng)
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn chủ sở hữu = (Thu nhập ròng/ Doanh thu) * (Doanh thu/ Tổng tài sản) * (Tổng tài sản/ Vốn cổ phần)
Trên đây là một số các chỉ số tài chính cơ bản nhằm đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tài chính và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải hết sức lưu ý rằng các chỉ số đứng một mình thì nó cũng không có nhiều ý nghĩa. Các nhà phân tích khi sử dụng các chỉ số tài chính cần phải kết hợp với nhiều yếu tố khác thí dụ như:
• Chỉ số trung bình ngành: So sánh công ty với trung bình ngành là dạng so sánh phổ biến hay gặp
• So sánh trong bối cảnh chung của nền kinh tế: Đôi khi cần phải nhìn tổng thể chu kỳ kinh tế, điều này sẽ giúp nàh phân tích hiểu và dự đoán được tình hình công ty trong các điều kiện thay đổi khác nhau của nền kinh tế, ngay cả trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái.
• So sánh với kết quả hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp: đây cũng là dạng so sánh thường gặp. So sánh dạng này tương tự như phân tích chuỗi thời gian để nhìn ra khuynh hướng cho các chỉ số.
Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ RỦI RO

Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ RỦI RO

Rủi ro kinh doanh được định nghĩa như là rủi ro liên quan đến những biến động trong doanh thu. Để đo lường rủi ro kinh doanh ngưòi ta dùng nhiều phương thức từ đơn giản đến phức tạp.
Phương thức đơn giản:
Bốn chỉ số dưới đây đại diện cho phương thức đơn giản trong việc tính toán các chỉ số rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro mà công ty có thể kiếm được ít tiền hơn hoặc tệ hơn là mất tiền khi doanh số giảm xuống. Trong một môi trường có doanh số đang trên đà sụp giảm, một công ty có thể thua lỗ nếu công ty ấy sử dụng chi phí cố định quá nhiều. Nếu phần lớn chi phí trong công ty chỉ là chi phí biến đổi thì nó sẽ ít khi nào rơi vào tình trạng trên. Tất cả các doanh nghiệp đều sử dụng chi phí cố định và chi phí biến đổi. Do vậy việc hiểu được cấu trúc chi phí cố định của doanh nghiệp thật sự là điều cần thiết khi đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp đó. Một vài chỉ số thường được sử dụng là:
1. Chỉ số biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết phần lợi nhuận tăng thêm từ sự thay đổi của mỗi đô la trong doanh thu. Nếu chỉ số biên phân phối lợi nhuận của công ty bằng 20%, sau đó nếu có sự sụp giảm $50.000 trong doanh thu thì sẽ có sự sụp giảm $10.000 trong lợi nhuận
Biên phân phối = 1 - (Chi phí biến đổi/ doanh thu)
2. Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh (Operating Leverage Effect)
Chỉ số đòn bẩy kinh doanh được sử dụng để dự đoán bao nhiêu phần trăm thay đổi trong thu nhập và tỷ suất sinh lợi trên tài sản đối với mỗi phần trăm thay đổi trong doanh thu.
Nếu doanh nghiệp có OLE lớn hơn 1 thì sau đó đòn bẩy kinh doanh vẫn được duy trì. Nếu OLE bằng 1, sau đó tất cả các chi phí là biến đổi, vì vậy cứ 10% gia tăng trong doanh thu, thì ROA của công ty cũng gia tăng 10%
Chỉ số ảnh hưởng đòn bẩy kinh doanh (OLE) = Chỉ số Biên lợi nhuận phân phối/ % thay đổi trong thu nhập (ROA)
3. Mức độ ảnh hưởng đòn bẩy tài chính (Financial Leverage Effect)
Công ty sử dụng nợ để tài trợ cho các hoạt động, do đó sẽ tạo nên ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính và gia tăng tỷ suất sinh lợi cho các cổ đông, thể hiện rủi ro kinh doanh tăng thêm khi doanh thu thay đổi.
FLE = Thu nhập hoạt động/ Thu nhập thuần
Nếu một công ty có FLE bằng 1.33 thì, khi thu nhập hoạt động gia tăng 50% sẽ tạo nên sự gia tăng 67% trong thu nhập ròng.
4. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (Total Leverage Effect)
Kết hợp giữa OLE và FLE, ta có hiệu ứng đòn bẩy tổng thể (TLE).
TLE được xác định bằng:
TLE = OLE x FLE
Trong ví dụ trước, doanh số gia tăng $50.000, OLE bằng 20% và FLE bằng 1.33. Chỉ số hiệu ứng đòn bẩy tồng thể bằng $13,333, ví dụ, thu nhập ròng sẽ tăng $13.33 cho mỗi $50.000 doanh thu tăng thêm.
CHỈ SỐ RỦI RO TÀI CHÍNH
Các chỉ số về rủi ro tài chính liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty
Phân tích việc sử dụng nợ của công ty:
1. Tỷ số nợ trên tổng vốn
Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Tỷ số nợ trên vốn lớn ám chỉ rằng các cổ đông đang thực hiện chính sách thâm dụng nợ và và do đó làm cho công ty trở nên rủi ro hơn.
Nợ trên tổng vốn = Tổng nợ/ Tổng vốn
Trong đó:
Tổng nợ = Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn
Tổng vốn = Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu.
2. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Nợ trên vốn cổ phần = Tổng nợ/ Tổng vốn cổ phần
Phân tích các chỉ số khả năng thanh toán lãi vay:
1. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ số này cho biết với mỗi đồng chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng EBIT đảm bảo thanh toán và được đo lường:
Khả năng thanh toán lãi vay = Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT)/ Lãi vay
2. Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định
Trong doanh nghiệp ngoài lãi vay thì còn một số chi phí tài chính cố định khác như chi phí thuê tài chính, thuê hoạt động,...
Chỉ số khả năng thanh toán các chi phí tài chính cố định = Thu nhập trước các chi phí tài chính cố định/ Chi phí tài chính cố định
3. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay
Dòng tiền hoạt động điều chỉnh được định nghĩa là dòng tiền hoạt động + chi phí tài chính cố định + thuế phải trả
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả lãi vay = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh/ Chi phí lãi vay
4. Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định
Khả năng tiền mặt đảm bảo chi trả các chi phí tài chính cố định = Dòng tiền hoạt động điều chỉnh / Chi phí tài chính cổ định
5. Chỉ số chi tiêu vốn
Chỉ số này cho biết thông tin bao nhiêu tiền mặt được tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp sẽ được để lại sau khi thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của chi tiêu vốn để phục vụ cho các khoản nợ của công ty. Nếu chỉ số này bằng 2, có nghĩa là công ty đang hoạt động bằng 2 lần so với những gì nó thật sự cần để tái đầu tư cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, phần thặng dư có thể được phân bổ để trả bớt nợ.
Chỉ số chi tiêu vốn = Dòng tiền hoạt động/ Chi tiêu vốn.
6. Chỉ số dòng tiền với nợ
Chỉ số này cung cấp thông tin cho biết bao nhiêu tiền mặt của công ty tạo ra từ hoạt động có thể được sử dụng để trả tổng nợ.
Chỉ số dòng tiền so với nợ = Dòng tiền từ hoạt động/ Tổng nợ
Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG LỢI NHUẬN BÁN HÀNG

Chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp - CHỈ SỐ HOẠT ĐỘNG LỢI NHUẬN BÁN HÀNG

1. Biên lợi nhuận thuần (Profit Margin)
Chỉ số này cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Do đó nó thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Dĩ nhiên là chỉ số này khác nhau giữa các ngành.
Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần
Trong đó: Lợi nhuận ròng = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý, bán hàng, v.v - Thuế TNDN phải nộp
2. Biên lợi nhuận hoạt động (Operating Profit Margin)
Biên lợi nhuận hoạt động = Thu nhập hoạt động/ Doanh thu thuần
Trong đó: Thu nhập hoạt động = Thu nhập trước thuế và lãi vay từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ
3. Biên EBITDA (Earnings before interest, taxes, depreciation, and amortization)
Biên EBITDA = Lợi nhuận trước thuế và khấu hao/ Doanh thu thuần
4. Biên EBT
Chỉ số này cho biết khả năng hoạt động của hoạt động doanh nghiệp.
Biên lợi nhuận truớc thuế = Thu nhập trước thuế/ Doanh thu
5. Biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng = Thu nhập ròng/ Doanh thu
6. Biên lợi nhuận phân phối
Chỉ số này cho biết bao nhiêu doanh thu được phân phối cho các chi phí cố định trong mỗi đơn vị hàng bán ra.
Biên lợi nhuận phân phối = Tổng doanh thu phân phối/ Doanh thu
Trong đó: Doanh thu phân phối = Doanh thu – Chi phí biến đổi
LỢI NHUẬN ĐẦU TƯ
1. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA)
Chỉ số này đo lường hiệu quả hoạt động của công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính
ROA = Thu nhập trước thuế và lãi vay/ Tổng tài sản trung bình
Trong đó: Tổng tài sản trung bình = (Tổng tài sản trong báo báo năm trước + tổng tài sản hiện hành)/2
2. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường (ROCE)
Đo lường khả năng sinh lợi đối với các cổ đông thường không bao gồm cổ đông ưu đãi.
ROCE = (Thu nhập ròng - Cổ tức ưu đãi)/ Vốn cổ phần thường bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần thường bình quân = (Vốn cổ phần thường trong báo cáo năm trước + vốn cổ phần thường hiện tại)/2
3. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE)
Đo lường khả năng sinh lơị đối với cổ phần nói chung, bao gồm cả cổ phần ưu đãi.
ROE = Thu nhập ròng/ Tổng vốn cổ phần bình quân
Trong đó: Vốn cổ phần bình quân= (Tổng vốn cổ phần năm trước+ tổng vốn cổ phần hiện tại) / 2
4. Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn (ROTC - Return on Total Capital)
Tổng vốn được định nghĩa là tổng nợ phải trả và vốn cổ phần cổ đông. Chi phí lãi vay được định nghĩa là tổng chi phí lãi vay phải trả trừ đi tất cả thu nhập lãi vay (nếu có). Chỉ số này đo lường tổng khả năng sinh lợi trong hoạt động của doanh nghiệp từ tất cả các nguồn tài trợ
ROTC = (Thu nhập ròng + Chi phí lãi vay)/ Tổng vốn trung bình
HIỆU QUẢ HOẠT ĐÔNG
1. Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là : với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì công ty sẽ tạo ra được 3 đô la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có chỉ số vòng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
2. Vòng quay tài sản cố định
Cũng tương tự như chỉ số vòng quay tổng tài sản chỉ khác nhau và với chỉ số này thì chỉ tính cho tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tài sản cố định trung bình
3. Vòng quay vốn cổ phần
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng vốncổ phần (bao gồm cổ phần thường và cổ phần ưu đãi). Ví dụ, tỷ số này bằng 3 có nghĩa là với mỗi đô la đầu tư vào vốn cổ phần, công ty sẽ tạo ra 3 đô la doanh thu.
Vòng quay vốn cổ phần = Doanh thu thuần/ Tổng vốn cổ phần trung bình
Các cách xử lý hàng hóa tồn kho "ảo" tại doanh nghiệp

Các cách xử lý hàng hóa tồn kho "ảo" tại doanh nghiệp

1. Xuất hóa đơn bán hàng cho khách lẻ không lấy hóa đơn.

Cách này khá an toàn. Tuy nhiên Doanh nghiệp chịu 10% thuế GTGT, đồng thời làm tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. Mặc dù thực tế trong kỳ không phát sinh, như vậy cần phải cân đối được doanh thu chi phí làm sao cho hợp lý trách phải nộp thuế TNDN.

Chứng từ bao gồm: Hóa đơn, phiếu thu, phiếu xuất kho

- Hạch toán 2 bút:

Ghi nhận doanh thu : Nợ TK 111/ Có TK 511, 3331

Ghi nhận giá vốn: Nợ TK 632/ Có TK 156

2. Xuất hàng cho biếu tặng nhân viên

Cần lưu ý đối với trường hợp này xuất hàng cho biếu tặng nhân viên vẫn phải xuất hóa đơn. Trên hóa đơn phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa dịch vụ của khách hàng ( Theo hướng dẫn tại khoản 7 điều 3 thông tư 26/2015/TT-BTC). Như vậy có thể thấy xuất hàng cho biếu tặng nhân viên là một khoản chi có tích chất phúc lợi.Vì vậy nó được tính vào chi phí được trừ khi xác đinh thuế TNDN. Tuy nhiên để được tính vào chi phí hợp lý được trừ cần lưu ý : Tổng số chi có tính chất phúc lợi không được vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế trong năm .

- Chứng từ kèm theo : Hóa đơn, phiếu xuất kho, danh sách nhân viên được cho biếu tặng hàng hóa.

- Hạch toán kế toán :

+ Sản phẩm hàng hóa dùng để cho biếu tặng được chi bằng quỹ khen thưởng phúc lợi

Nợ TK 353/ Có TK 511, 3331

+ Đồng thời ghi nhận giá vốn : Nợ TK 632 /Có TK 156

3. Xuất hàng hóa trả thay lương cho người lao động

Trường hợp này cũng phải xuất hóa đơn tương tự như trường hợp hàng hóa cho biếu tặng ở trên. Tuy nhiên đối với cách làm này doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế đầu ra và thuế TNDN như bán hàng bình thường.

- Chứng từ kèm theo: Hóa đơn, phiếu xuất kho, bảng lương

- Hạch toán kế toán:

Nợ TK 334/ có TK 511, 3331

Nợ TK 632/Có TK 156

4. Lập biên bản thanh lý hàng hóa do hàng hóa lâu ngày, khó bán…

Tuy nhiên cách này bạn cần ra soát lại hàng hóa nào có thời gian nhập là lâu nhất.

- Chứng từ kèm theo: Biên bản thanh lý, bảng tổng hợp hàng hóa cần thanh lý, quyết định thanh lý, hóa đơn, phiếu xuất kho.

- Hạch toán kế toán :

Nợ TK 111,112,131/ Có TK 511, 3331

Nợ TK 632/ Có TK 156

5. Đăng ký với sở công thương chương trình khuyến mại.

Mua số lượng nhiều thì được tặng….. Cách này thì đa phần các công ty bây giờ đều làm. Cần lưu ý rằng khi đã áp dụng chương trình khuyến mại bắt buộc phải đăng ký với sở công thương nếu như bạn không muốn bị tính luôn doanh thu trên phần hàng hóa dùng đê khuyến mại.

- Chứng từ kèm theo: Hợp đồng, hóa đơn phiếu xuất kho, phiếu thu, giấy báo có….

- Hạch toán kế toán:

Nợ TK 111,112,131/ Có TK 511. Có TK 3331

Nợ TK 632/ Có TK 156

Trong trường hợp này áp dụng chương trình mua số lượng nhất định sẽ được tặng thêm sản phẩm cùng loại thì giá trên hóa đơn là giá đã giảm trừ. Vì vậy ko phải thể hiện khoản chiết khấu thương mại nữa.

Hậu quả của việc hàng tồn kho ảo Khi thanh tra thuế kiểm tra:

- Truy thu thuế GTGT và thuế TNDN tương ứng với phần ảo đó

- Phạt vi phạm hành chính hoặc nặng hơn là quy vào tội trốn thuế.

Vì vậy các bạn nên lưu ý xử lý hàng tồn kho ảo trước khi cơ quan thuế kiểm tra.

Nguồn: tổng hợp