Showing posts with label english. Show all posts
Showing posts with label english. Show all posts
Kinh nghiệm làm bài thi toeic part 1 đạt điểm tối đa

Kinh nghiệm làm bài thi toeic part 1 đạt điểm tối đa

Xác định nội dung bức tranh

Phần một sẽ kiểm tra khả năng nghe-hiểu của bạn. Phần này đòi hỏi bạn phải xác định các chi tiết về bức tranh và lắng nghe các khẳng định rồi lựa chọn khẳng định đúng miêu tả bức tranh.

Kỹ năng cần thực hiện

Để chọn được miêu tả đúng cho các bức tranh ở phần 1, bạn cần phải:
  • Thực hiên liệt kê nhanh tất cả các thông tin ở trong bức tranh như con người, đồ vật, hoạt động, trạng thái và địa điểm.
  • Nhận diện xem các khẳng định hoặc các câu trả lời đó sử dụng động từ/danh từ/ tính từ và trạng từ nào. Thông thường THERE IS/ ARE hoặc các câu mô tả hình ảnh
  • Phân biệt các miêu tả đúng và sai về bức tranh dựa trên nghĩa của từ và âm từ

Tập trung vào phát âm tiếng anh

Như đã nói ở trên, các đáp án ở phần nghe tranh sẽ là mô tả đồ vật, bối cảnh hoặc hành động của con người trong đó. Vì thế nên việc nắm được phát âm của các đồ vật hay hành động của con người là rất cần thiết.
Ví dụ như chiếc xe cút kít: wheelbarrow /ˈwiːlˌbær.əʊ/ là một từ mà không nhiều các bạn biết đến, nhưng cũng có xuất hiện trong phần nghe tranh Part 1. Vậy nên việc học các từ và phát âm là cực kỳ quan trọng quyết định chúng ta có nghe được hay không.

Cẩn thận với các âm dễ gây nhầm lẫn

Đây là một cách để bẫy thí sinh, trong bài sẽ sử dụng các từ có âm tương tự nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau, ví dụ như first/fast, raise/ erase, dock/duck, filed/piled, plant/plan, track/crack/rack, rain/train/drain,v.v. Việc nắm vững phát âm của từ dùng để miêu tả bức tranh là rất quan trọng.

Xác định sự xuất hiện của người hay của đồ vật?

Trong part 1 toeic listening thường có từ 6-7 tranh có sự xuất hiện của người trong ảnh. Bạn cần quan sát kỹ hành động của người trong ảnh, liên tưởng ngay tới một động từ chỉ hành động, sau đó nghe kỹ 4 đáp án, chọn câu trả lời gần với phán đoán của bạn nhất.
Việc nắm rõ các giới từ chỉ vị trí nơi chốn là rất quan trọng, sẽ giúp cho các bạn định hình được vị trí các đồ vật hay con người trong bức tranh. Ví dụ: in, on, at, behind, beside, beneath, below, above, under, v.v. Các giới từ này tuy đơn giản nhưng nếu bạn không nhớ nó thì rất có thể bạn sẽ không nghe được tranh và mất điểm trong phần 1.
Nếu như trong bức tranh không có sự xuất hiện của con người, thì việc đầu tiên bạn cần làm khi nhìn vào bức tranh đó là xác định vị trí nơi chốn của các vật sử dụng các giới từ thích hợp.

Mẹo loại trừ các đáp án sai

Nếu như trong tranh mô tả đồ vật, không có sự xuất hiện của con người mà có những đáp án có “He, she, the man, the woman” thì đều là đáp án sai vì không nhắm vào bức tranh.
Các câu đáp án dùng các từ như everyone, everybody thì thường là đáp án sai
Các câu mô tả đồ vật, chỉ có sự xuất hiện của đồ vật mà lại có dạng bị động tiếp diễn thì khả năng sai cũng là rất cao.

Hãy tận dụng 1 phút 35 giây

Đó là khoảng thời gian cho phần hướng dẫn của New TOEIC. Trong khi nghe phần hướng dẫn, mô tả về phần thi nghe, trước khi tới câu “Now let us begin part 1 with question number 1”, hầu hết các thí sinh đạt điểm cao đều tận dụng khoảng thời gian này để đọc câu hỏi của Part 3, toeic part 4 hay làm Part 5.
Nếu như bạn bỏ phí khoảng thời gian này, thì khả năng bạn làm tốt những phần sau và được điểm cao sẽ giảm xuống đúng không nào?

Tận dụng thời gian 5 giây giữa các bức tranh

Sau khi đọc 4 đáp án của một bức tranh, sẽ là 5 giây nghĩ giữa quãng rồi tới tranh tiếp theo. Trong 5 giây này, bạn cần tận dụng quan sát kỹ bức tranh kế tiếp, phân tích và phán đoán về bối cảnh tranh, các động từ chỉ hành động/ từ chỉ đồ vật trong tranh

Đừng bận tâm tới những câu vừa chọn

Sau khi nghe xong 4 đáp án của 1 bức tranh, dù có chắc chắn hay không về câu trả lời, các bạn nên chọn dứt khoát một câu mà mình cho là đúng nhất và tập trung nghe các đáp án cho bức tranh tiếp theo.
Trên đây là một số kinh nghiệm Ms Hoa chia sẻ với mọi người.
bạn đang muốn chinh phục IELTS

bạn đang muốn chinh phục IELTS

I.  IELTS là gì?
IELTS là viết tắt của từ International English Language Testing System (tạm dịch: Hệ thống kiểm tra tiếng Anh quốc tế) được sáng lấp bởi 3 tổ chức ESOL thuộc Đại học Cambridge, Hội đồng Anh và tổ chức giáo dục IDP (Úc) vào năm 1989.
Theo thống kê, có hơn 500 trung tâm tổ chức thi IELTS được thành lập tại hơn 120 quốc gia trên thế giới với hơn 1.000.000 thí sinh dự thi mỗi năm. Chính vì vậy, IELTS là kì thi tiếng Anh chuẩn hóa quốc tế uy tín nhất hiện này và cũng là điều kiện bắt buộc khi nhập cư, tìm việc hoặc du học tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Hiện nay, trên thế giới có hơn 6.000 trường Đại Học và các tổ chức giáo dục tại hơn 100 quốc gia (trong đó có rất nhiều trường ĐH lớn ở Anh, Mỹ, Úc, New Zealand…) chấp nhận IELTS.
 Bài thi IELTS được chia thành 2 loại là: Academic (học thuật) hoặc General training module (đào tạo chung):
  • Academic là loại hình dành cho ai muốn đăng kí học tại các trường đại học, học viên hoặc các chương trình đào tạo sau đại học.
  • General là loại hình dành cho ai muốn học nghề, xin việc hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh.
Một bài thi IELTS gồm 4 phần nghe, nói, đọc, viết. Đối với 2 loại hình Academic và General sẽ thi chung 2 phần là nghe và nói trong khi phần đọc và viết sẽ có hình thức thi khác nhau tùy thuộc vào loại hình mà thí sinh dự thi. Chi tiết các kĩ năng của một bài thi như sau:
 Lưu ý: Chứng chi IELTS có hiệu lực trong 2 năm kể từ ngày có kết quả.
 II. Tại sao nên học IELTS?
IELTS sẽ đánh giá trình độ sử dụng tiếng Anh của một người qua đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết vì vậy khi học IELTS các bạn sẽ được rèn luyện toàn bộ tất cả các kỹ năng về tiếng Anh và còn có chứng chỉ IELTS được tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam công nhận là chứng chỉ uy tín. 
 III. Cấu trúc đề thi IELTS 
Bài thi IELTS có 4 phần Listening, Reading, Writing, Speaking. Các ứng viên thi IELTS Academic và General Training sẽ có phần writing và reading sẽ khác một chút. 
 1. Bài thi nghe (IELTS Listening)  
Bài thi Listening được chia thành 4 phần, kéo dài trong 40 phút. Thí sinh sẽ nghe tất cả các câu hỏi có độ khó tăng dần:
Phần 1: nói về các tình huống đời thường trong cuộc sống
Phần 2: nói về các tình huống hướng dẫn và giới thiệu 1 chủ đề quen thuộc
Phần 3: nói về các tình huống đối thoại giữa ít nhất là 2 người, đây là các cuộc thảo luận có tính chất học thuật hơn.
Phần 4: nói về 1 bài thuyết trình về 1 chủ đề học thuật
Bài nghe sẽ kéo dài trong 30 phút, thí sinh có 10 phút để điền vào phiếu đáp án và phiếu trả lời.
 2. Bài thi IELTS Speaking
Tổng bài thi Speaking là khoảng 10-11 phút, trong đó sẽ được chia thành 3 phần bao gồm:
Phần 1: Trả lời một số câu hỏi chung xoay quanh về gia đình, cuộc sống, sở thích…
Phần 2: Thí sinh phải nêu ra một luận điểm về một vấn đề trong cuộc sống thông quá các yêu cầu được trình bày trong cue cards.
Phần 3: Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh về các vấn đề mà thí sinh đã trình bày trong phần 2 ở trên.
3. Bài thi IELTS Reading
Bài thi Reading diễn ra trong vòng 60 phút, thí sinh có 40 câu hỏi cần phải trả lời trong thời gian trên. Trong khoảng thời gian đó, thí sinh phải đọc một đoạn văn dài khoảng 1500 từ về một vấn đề nào đó thường được trích từ một bài báo, tạp chí…  và thường là một đề tài thảo luận.
Mỗi đoạn văn sẽ được chia thành các đoạn nhỏ tương đối đều nhau. Ở phần thi này có sự khác biệt giữa 2 loại hình thi là Academic và General đó là nội dung bài đọc. Trong khi bài đọc của academic khá giống với một bài văn luận thì dạng Gereral chủ yếu lại là một đoạn văn miêu tả hội thoại cuộc sống hằng ngày ở các nước nói tiếng Anh.
4. Bài thi IELTS Writing
Tổng thời gian của bài thi Writing là 60 phút, thí sinh được chia thành 2 phần bao gồm:
Phần 1: nhiệm vụ của thí sinh là viết một đoạn văn dài khoảng 150 từ mô tả và giải thích về các bảng biểu, số liệu, biểu đồ, bản đồ… mà đề bài đưa ra.
Phần 2: nhiệm vụ của thí sinh là phải viết một đoạn văn dài khoảng 250 từ để đưa ra một quản điểm, sự việc hay vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, thí sinh cần đưa ra các quan điểm cá nhân hoặc trích dẫn kèm các tình huống, ví dụ… đẻ bảo vệ các quan điểm cá nhân đó.
 Lưu ý: Thứ tự của 3 bài thi đầu tiên luôn là Listening, Reading và Writing sẽ được diễn ra và hoàn tất trong vòng một ngày thí sinh đã đăng ký thi IELTS trước đó. Phần thi Nói sẽ được diễn ra trong vòng 7 ngày trước hay sau các phần thi khác, bạn sẽ nhận được giấy thông báo lịch thi Speaking sau khi bạn đăng ký và có xác nhận tổ chức đăng ký thi.

IV. Cách tính điểm cho phần thi IELTS
Điểm của kì thi IELTS được chia theo thang điểm từ 1-9. Ứng với mỗi kĩ năng cũng được chia thành thang điểm tương tự, điểm tổng sẽ dựa vào điểm trung bình cộng của các kĩ năng trên và làm tròn về mức 0,5.
Đối với phần Listening và Reading:
Phần nghe và đọc sẽ có tất cả 40 câu, ứng với số câu đúng sẽ được chia thành các thang điểm như sau:

Đối với phần thi Speaking và Writing:
Đối với phần này, giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí chấm điểm ứng với từng kĩ năng để đưa ra mức điểm của bài thi IELTS Speaking và bài thi IELTS Writing.
V. Đánh giá khả năng tiếng Anh qua kết quả thi IELTS
IELTS không có đậu - trượt, trên phiếu kết quả (giấy chứng nhận kết quả thi IELTS) ghi các thông tin gồm điểm thành phần từng kĩ năng và điểm tổng của toàn bộ kĩ năng. Thang điểm của IELTS được ghi là từ 1-9 và được làm tròn đến 0,5. Qua kết quả của thi IELTS người ta sẽ xếp loại như sau:
0 điểm: IELTS không có 0 điểm, 0 điểm tương ứng với việc thí sinh bỏ thi và không có thông tin nào để chấm bài.
1 điểm - không biết sử dụng tiếng Anh: thí sinh không biết ứng dụng tiếng Anh trong cuộc sống (hoặc chỉ có thể biết một vài từ đơn lẻ).
2 điểm - lúc được, lúc không: gặp khó khăn lớn trong việc viết và nói tiếng Anh. Không thể giáo tiếp thực sự trong cuộc sống ngoài việc sử dụng một vài từ đơn lẻ hoặc một vài cấu trúc ngữ pháp ngắn để trình bày, diễn đạt mục đích tại thời điểm nói - viết.
3 điểm - sử dụng tiếng Anh ở mức hạn chế: Có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp trong một vài tình huống quen thuộc và thường gặp vấn đề trong quá trình giao tiếp thực sự.
4 điểm - hạn chế: có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh giao tiếp thành thạo trong các tình huống cụ thể và gặp vấn đề khi có quá trình giao tiếp phức tạp.
5 điểm - bình thường: có thể sử dụng một phần ngôn ngữ và nắm được trong phần lớn các tình huống mặc dù thường xuyên mắc lỗi. Có thể sử dụng tốt ngôn ngữ trong lĩnh vực riêng quen thuộc của mình.
6 điểm - khá: tuy có những chỗ không tốt, không chính xác và hiệu quả nhưng nhìn chung là sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Có thể sử dụng tốt trong các tình huống phức tạp và đặc biệt là trong các tình huống quen thuộc.
7 điểm - tốt: nắm vững ngôn ngữ nhưng đôi khi không có thực sự chính xác, không phù hợp, không hiểu trong tình huống nói. Nói chung là có hiểu các lí lẽ tinh vi và sử dụng tốt ngôn ngữ phức tạp.
8 điểm - rất tốt: hoàn toàn nắm vững ngôn ngữ, chỉ mắc một số lỗi như không chính xác và không phù hợp. Nhưng những lỗi này chưa thành hệ thống. Trong tình huống không quen thuộc có thể sẽ không hiểu và có thể sử dụng tốt với những chủ đề tranh luận phức tạp, tinh vi.
9 điểm - thông thạo: có thể sử dụng ngôn ngữ hoàn toàn đầy đủ.
Sưu tầm.